Lần Đầu Du Lịch Nhật Bản Học Cách Ứng Xử Cần Thiết Và Hợp Lý

Nếu bạn có chuyến du lịch Nhật Bản trong thời gian tới, bạn nên tìm hểu một số “nguyên tắc” trong văn hóa ứng xử của người Nhật nếu không muốn bị đánh giá là thô lỗ, bất lịch sự.
Sau đây là những điều cơ bản du khách cần chú ý khi đi du lịch Nhật Bản:
Giữ gìn vệ sinh công cộng
Giữ gìn vệ sinh công cộng
Ở Nhật, mọi người phải có trách nhiệm giữ gìn vệ sinh và vứt rác đã được phân loại vào đúng nơi quy định. Do đó, khi sang du lịch Nhật Bản, bạn cũng nên tuân thủ  tắc này như người bản xứ.
Nên nhớ phân loại rác trước khi đặt chúng vào thùng rác thích hợp. Thông thường, sẽ không có thùng rác công cộng trên đường phố, trừ đằng trước của các cửa hàng tiện dụng và nhà ga tàu hỏa. Do đó, khi muốn vứt rác, bạn hãy kiên nhẫn đến khi tìm được thùng rác.
Không bấm còi xe
Không bấm còi xe
Lái xe phải dừng lại tại các vạch dừng và chờ đợi cho đến khi tất cả mọi người đã qua đường mà không được bấm còi. Điều này nhằm hạn chế tình trạng ô nhiễm tiếng ồn, gây khó chịu cho người xung quanh.
Khi dùng bữa
Nếu bạn dự một bữa tiệc tối, lấy nước uống rồi thì hãy chờ chủ trì bữa tiệc phát biểu xong để cùng nâng ly và nói “Kanpai”  thay lời chúc ngon miệng.
Khi ăn, bạn không nên cắm đũa vào bát cơm, không ngậm đũa vào miệng, không dùng đũa để truyền thức ăn, vì như vậy là mất vệ sinh. Đặc biệt, nếu bạn gác đũa ngang miệng bát nghĩa là chê món ăn dở hoặc thể hiện “tôi không cần nữa”.
Khi dùng bữa xong, bạn nên để lại một chút thức ăn trên đĩa để ngầm báo cho chủ nhà rằng bạn đã dùng đủ bữa. Nếu bạn ăn hết, chủ nhà sẽ hiểu rằng bạn còn muốn thêm và sẽ tiếp đồ ăn cho bạn.
>>> Tham khảo Tour Du Lịch Nhật Bản của Golden Tour
Đi bên trái đường
Đi bên trái đường
Nhật Bản là một trong số ít các nước ở châu Á tuân thủ quy tắc giao thông bên trái. Vì vậy, khi đi lại trên đường phố Nhật Bản, du khách nên đi bên trái đường.
“Nguyên tắc” này cũng được áp dụng khi đi thang cuốn ở Nhật. Trừ khi có việc gấp hoặc đang vội, người Nhật mới đi sang phần đường bên phải.
Giữ trật tự nơi công cộng
Giữ trật tự nơi công cộng
Người Nhật Bản hạn chế sử dụng điện thoại di động khi đang ở trên xe bus hoặc tàu hỏa. Nếu có việc cần sử dụng, bạn nên để điện thoại ở chế độ im lặng. Khách du lịch khi đến Nhật cũng không nên nói chuyện quá to, bởi người Nhật đánh giá cao sự riêng tư, câu chuyện ồn ào của bạn sẽ khiến cho những người xung quanh khó chịu.
Xếp hàng
Xếp hàng
Không bao giờ chen lấn khi đang xếp hàng, ngay cả khi bạn có là một đứa trẻ hay người già cả.
Việc xếp hàng đã trở thành văn hóa đặc trưng của người Nhật. Chắc chắn bạn còn nhớ và bị ấn tượng trước cảnh xếp hàng ngăn nắp của người Nhật trong khi chờ đợi nhận hàng cứu trợ sau thảm họa sóng thần 2011.
Bởi vậy, khi đến Nhật Bản, bạn hãy kiên nhẫn và xếp hàng khi muốn tham gia một sự kiện nào đó có đông người chờ đợi.
Sử dụng thang máy văn minh
Sử dụng thang máy văn minh
Khi sử dụng một thang máy, người đầu tiên sẽ ấn nút để giữ cửa mở cho hành khách khác và cũng là người ra tháng máy cuối cùng. Điều này cũng được áp dụng ở Singapore.
Cách thanh toán khi mua sắm
Cách thanh toán khi mua sắm
Thông thường ở Tokyo, sau khi mua sắm, khách hàng sẽ đặt tiền vào một chiếc khay được chuẩn bị sẵn bên cạnh nhân viên thu ngân. Thu ngân cũng sẽ trả tiền thừa cho khách vào khay đó.
Nếu bạn vẫn muốn đưa trực tiếp cho họ vì lo sợ mất, đặc biệt khi bạn sử dụng thẻ tín dụng, hãy đưa bằng cả hai tay và gật đầu nhẹ để thể hiện sự tôn trọng.
Nếu cần bất kỳ sự phục vụ nào ở cửa hàng, bạn nên đợi nhân viên đến, họ sẽ tư vấn và giúp bạn.
Đúng giờ
Đúng giờ
Người Nhật nổi tiếng là dân tộc đúng giờ. Theo quan niệm của họ, việc tuân thủ thời gian cũng là biểu hiện của sự tôn trọng đối phương. Khi muốn thăm ai, người Nhật đều phải điện thoại xin phép trước và giữ đúng giờ hẹn. Đến muộn là điều rất khiếm nhã và làm mất lòng tin của người khác. Trường hợp đến muộn, phải gọi điện thoại để liên lạc trước. Vì vậy, khi dự tiệc hay tham gia các tour du lịch ở Nhật, bạn phải hết sức chú ý đến quy tắc này.
Không đưa tiền “tip”
Không đưa tiền tip
Khi du lịch ở Nhật, bạn sẽ bị coi là coi thường người khác nếu tip thêm tiền cho lái xe taxi, nhân viên phục vụ trong nhà hàng. Bạn không cần áy náy vì trong dịch vụ bạn yêu cầu đã bao gồm khoản tiền này. Do đó, cũng đừng ngạc nhiên nếu “lỡ” bỏ lại vài xu trên bàn và thấy bồi bàn chạy theo trả lại vì nghĩ rằng bạn để quên tiền thừa.
Cách chào hỏi
Người Nhật thường cúi đầu để chào hỏi, đây cũng là cách bày tỏ sự biết ơn hoặc xin lỗi. Cúi đầu là phép xã giao thông thường trong văn hóa giao tiếp hàng ngày của người Nhật. Cúi chào là phong tục của người Nhật.
Cách chào hỏi
Khi cúi chào, nữ giới thường để hai tay phía trước, còn nam giới để hai tay bên hông. Góc độ cúi chào cũng thể hiện mức độ thân thiết, thái độ lịch sự. Nếu cúi đầu khoảng 15 độ thì tương đương với câu xã giao hàng ngày, còn nếu cúi đầu khoảng 30 độ thì là lời chào tôn kính hơn và thường được thực hiện trong lần tiếp xúc đầu tiên. Góc chào 45 độ thể hiện sự trịnh trọng, sự cảm ơn sâu sắc cũng như mong muốn sự hợp tác giúp đỡ của đối phương.
Khi đối phương cúi chào mà mình vẫn đứng nguyên thì quả là rất thất lễ, vì vậy, đừng quên cúi đầu đáp lễ khi một người Nhật Bản chào bạn.
Bỏ giày dép ngoài cửa nhà
Bỏ giày dép ngoài cửa nhà
Trước khi bước vào bất cứ ngôi nhà nào ở Nhật Bản, bạn phải cởi bỏ giày dép để ở ngoài cửa. Các gia đình có dép đi riêng trong nhà, nhưng ở những phòng có nền bằng chiếu tatami thì không. Với các phòng này, bạn phải đi lên phần sàn có chiếu tatami. Điều này cũng được áp dụng ở các nhà hàng, khách sạn.

Không có nhận xét nào

Được tạo bởi Blogger.